ERP là gì? Hệ thống ERP đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp

Là một thuật ngữ phổ biến nhưng thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều mơ hồ về hệ thống ERP. Vậy ERP là gì? Và hệ thống ERP đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì? Là một hệ thống quan trọng nên ERP được rất nhiều đơn vị tìm hiểu nhằm đảm bảo khả năng hoạt động có được sự hiệu quả như mong đợi. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về phần mềm ERP là gì? cũng như giải pháp ERP trong doanh nghiệp !

ERP là gì?

erp là gì

ERP là một cái tên viết tắt của từ “Enterprise Resource Planning”, có nghĩa là hệ thống hoạch định nguồn lực. Hiểu một cách đơn giản về khái niệm của ERP là tập hợp những phần mềm riêng biệt nhằm phục vụ cho việc quản lý một doanh nghiệp hay được tích hợp vào hệ thống giúp đảm bảo doanh nghiệp ấy có thể quản lý và tối ưu các hoạt động của mình.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP là một phần mềm được sử dụng trên máy được tích hợp trong một hệ thống duy nhất. Hệ thống này này sẽ tích hợp các ứng dụng khác nhau như: Hệ thống WMS, công cụ CRM, phần mềm MES,… Tất cả được tập hại lại và tạo ra hệ thống với các quy trình sản xuất kinh doanh được liên kết với nhau, mọi hoạt động liên quan đến tài nguyên của doanh nghiệp đều sẽ được tự động hóa.

Tùy theo mục đích quản trị mà phần mềm ERP sẽ được chia nhỏ thành các phân hệ riêng biệt. Tuy nhiên theo công ty monamedia, tất cả mọi dữ liệu (website, mạng xã hội, kênh bán offline, nhân sự…) vẫn sẽ được nằm cùng một chỗ mà không bị phân tán ra nhiều nơi khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu quản lý, khả năng và quy mô của mỗi doanh nghiệp mà chỉ cần mua một số phân hệ nhất định. Điều đó sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn đáng kể.

Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP có những phân hệ nào?

Phần mềm ERP có những phân hệ nào?

Tùy thuộc vào các bộ phận chức năng và lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, hệ thống ERP sẽ có những phân hệ khác nhau. Và dưới đây là một số phân hệ cơ bản mà một hệ thống ERP cần có:

  • Quản lý nhân sự
  • Quản lý sản xuất
  • Quản lý tài chính
  • Quản lý hàng tồn kho
  • Quản lý mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng
  • Quản lý phân phối và bán hàng
  • Báo cáo quản trị

CEO Matt Long tại Groovetechnology.com (software development company) Hiện nay, một số phần mềm ERP hiện đại hơn khi đưa giải pháp IOT và trong quản lý doanh nghiệp, còn có thêm khả năng liên kết hoạt động của tất cả các bộ phận với các thiết bị hỗ trợ tiện lợi khác như thiết bị quét mã vạch, điện thoại di động, máy tính cầm tay… nhằm giúp cho quá trình xử lý công việc trở nên hiệu quả hơn.

Hệ thống ERP đem lại lợi ích thế nào cho doanh nghiệp?

Hệ thống ERP

Giải pháp ERP được nhiều doanh nghiệp giao vận như Cẩm Thạch Company ưa chuộng và tin dùng. Ứng dụng giải pháp ERP cho doanh nghiệp vào việc quản lý và điều hành các hoạt động trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

Các thông tin được lưu trữ đồng bộ

  • Tất cả mọi thông tin dữ liệu của một doanh nghiệp sẽ được lưu trữ tập trung, được nhiều phòng ban và bộ phận kiểm duyệt. Nhờ vậy mà nhà quản lý sẽ có được các thông tin một cách nhanh chóng, qua đó đưa ra những quyết định chính xác hơn.
  • Toàn bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ lại một cách chi tiết nhất, khả năng bảo mật cao, truy xuất lịch sử hoạt động một cách nhanh chóng hơn.
  • Việc phân tích và khai thác thông tin từ dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. Các nhà quản trị cũng sẽ có thể đưa ra những phương án kinh doanh phù hợp nhất.

Phần mềm quản lý ERP giúp nâng cao hiệu quả công việc

  • ERP giúp mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được tự động hóa, từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất cho tới việc phân phối sản phẩm ra thị trường.
  • Xây dựng môi trường làm việc trở nên tốt hơn nhờ khả năng cộng tác hiệu quả, chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
  • Mọi dữ liệu sẽ được lưu trữ, các thông số được tổng hợp trên hệ thống ERP. Nhờ đó mà các cấp quản lý có thể nắm bắt được tình hình hoạt động một cách nhanh chóng và đưa ra những quyết định kịp thời.
  • Nâng cao hiệu quả công việc nhờ khả năng truy xuất, tìm kiếm mọi thông tin có liên quan đến công việc một cách nhanh chóng.

Chính xác trong các nghiệp vụ Logistics

  • Dễ dàng nắm bắt mọi thông tin trong quá trình sản xuất và cung ứng. ERP giúp cho các doanh nghiệp có thể lên được kế hoạch chi tiết hơn về mặt thời gian, kế hoạch cung ứng và chất lượng sản phẩm.
  • Báo cáo tình hình của mọi đơn hàng hiện có, các thông tin chi tiết sẽ giúp cho những người quản lý nắm được tình trạng giao hàng, đặt hàng với khách hàng hoặc các đối tác.
  • Cung cấp số liệu của hàng hóa tồn kho, từ đó có thể đưa ra được dự báo nhu cầu sản xuất kinh doanh, quản lý khả năng sản xuất của doanh nghiệp.

Tiết kiệm chi phí khi sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP

  • Hệ thống ERP trong doanh nghiệp giúp cho việc giảm chi phí thông qua việc lên kế hoạch và xác định những khoản phí trong quá trình sản xuất.
  • Tối ưu hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự, giảm được chi phí đào tạo lại các nhân viên cũ.
  • Cung cấp thông tin dữ liệu một cách nhanh chóng, thời gian giải quyết các sự cố sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những khoản chi phí bị thất thoát trong quá trình hoạt động của mình.
  • Hỗ trợ quản lý các vấn đề về tài chính tốt hơn, đặc biệt là khả năng quản lý dòng tiền. Vốn giá hàng bán được tính toán một cách kỹ càng đảm bảo tính chính xác nhà vào việc mang đến lợi nhuận kinh doanh cao hơn.

Nâng cao chất lượng sản phẩm hoàn thiện

  • Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP giúp ghi nhận mọi thông tin liên quan tới hàng hóa bao gồm chất lượng, số lượng, thời gian, hàng bị trả lại, nguyên nhân trả hàng…. Qua đó, các nhà lãnh đạo có thể đưa ra những điều chỉnh kế hoạch nhằm sản xuất và cung ứng hàng hóa thêm phù hợp hơn.
  • Tạo lập và lưu trữ toàn bộ thông tin có liên quan tới quá trình sản xuất, hỗ trợ hiệu quả cho mọi công đoạn trong quá trình sản xuất.

Kết luận

Là một trong những phần mềm có tính hiệu quả cao, được hầu hết các công ty, doanh nghiệp ứng dụng. Theo Công ty Mona Host chia sẻ: “Việc áp dụng hệ thống ERP vào quá trình hoạt động của đơn vị mình được xem là cần thiết để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn. Hỗ trợ hiệu quả cho mọi hoạt động, giảm thiểu chi phí thất thoát và nâng cao chất lượng sản phẩm hoàn thiện.”

Hy vọng rằng qua bài viết trên đã giúp các bạn hiểu giải pháp ERP là gì? cũng như vai trò của hệ thống ERP trong doanh nghiệp.

Xem thêm : Cách trỏ tên miền về host của Hostinger, Top 7 phần mềm chèn chữ vào ảnh hot nhất hiện nay