Top font chữ siêu đẹp dành cho thiết kế đồ họa và những người đam mê font chữ đẹp

Người ta thường hay có câu “Đuổi hình bắt chữ”, bởi vì bên cạnh chữ viết văn bản, thì những yếu tố hình ảnh cũng góp phần quan trọng trong việc truyền tải thông điệp. Đối với những người mới nhập môn về mảng thiết kế không có mục đích thương mại thì có thể dùng những font chữ mặc định vì nó đáp ứng được những nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên đối với những người làm thiết kế đồ họa nâng cao thì cần có những font chữ đặc biệt và biết cách sử dụng chúng vào dự án của mình để vừa kết hợp yếu tố nội dung và tượng hình. Dưới đây là top font chữ siêu đẹp cho nhà thiết kế đồ họa và những người đam mê font chữ đẹp.

Những font chữ cần thiết cho nhà thiết kế đồ họa và những người đam mê font chữ

Font Serif

Serif hay còn gọi là font có chân, là font chữ tuyệt vời và cơ bản nhất bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại, phù hợp với tất cả các nhu cầu chuyên nghiệp của thương hiệu. Điểm nhận dạng đặc trưng của font Serif chính là có một đường thẳng hoặc một nét nhỏ ở trên thành phần của chữ nhằm định hướng chữ. Nét gạch ngang của Serif có thể không chỉ là một phía mà còn đều ở hai phía, dài ngắn, mỏng dày, đột ngột hay mềm mại, đứng hay ngang, một đường thẳng hay tam giác… được biến tấu với rất nhiều phiên bản khác nhau.

Theo công ty Hưng Phúc Khang – chuyên cung cấp, sửa chữa máy photocopy và dịch vụ photo thì Serif phù hợp cho những thiết kế có mật độ chữ thưa hoặc vừa phải, sử dụng phổ biến nhất trong in ấn sách, báo, tạp chí. Một số font Serif tiêu biểu gồm Times New Roman, Adelaide, Garamond, Baskerville, Georgia, Courier New…

Font Serif

Font San Serif

Đừng nhầm lẫn font này và font Serif trên, bởi chúng hoàn toàn khác nhau. Font San Serif được thiết bởi Robert Beasley, một người đánh máy chữ vào thế kỷ 19. Theo tiếng Latinh, “San Serif” dịch ra là “without serif”, tức là không có chân, nhằm giúp font chữ gọn gàng, dễ đọc, tránh làm rối mắt người nhìn khi phải đọc những thể loại văn bản dày chữ. Font này có năm kiểu khác nhau theo độ nặng của chữ: light, heavy, black, bold và roman.

Các nội dung thiết kế trên website, ấn phẩm online, trình chiếu slides…  thường sử dụng font này bởi hơi hướng hiện đại và năng động của nó. Một số font chữ San Seif nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất có thể kể đến Helvetica, Arial, Futura, Franklin Gothic… LinkedIn, Facebook, Netflix, Google, Spotify… là những ông trùm mảng công nghệ – kỹ thuật số đang sử dụng font này cho tên thương hiệu của mình. Font San Serif còn phổ biến đến mức mà bạn có thể bắt gặp nó ở bất kỳ đâu, có đến hàng trăm, hàng nghìn ấn phẩm thiết kế trên website datadesignsb.com sử dụng loại font này, khẳng định đây là một trong những phông chữ tốt nhất cho thiết kế đồ họa.

Font Slab Serif

Font chữ Slab Serif ra đời tại Anh quốc vào thế kỷ 19, là một biến thể của font chữ Serif với nét dày và đậm hơn và dần dần được ngành công nghiệp quảng cáo ưa chuộng sử dụng để trang trí và làm tiêu đề hoặc làm vẽ tên công ty trong thiết kế logo. Với đặc điểm thiết kế font dày và chắc, Slab Serif mang lại cảm giác cổ điển, đáng tin cậy, mạnh mẽ nên các thương hiệu thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp khá ưa chuộng font này như Sony, Honda, Volvo… Bằng việc biến thể các typeface, từ hình thái dày dặn, độ tương phản và độ rộng, font này được chia thành các nhóm nhỏ gồm: Egyptian, Geometric, Clarendon và Humanist.

Font Script

Font Script (font chữ ký) là loại typeface mô phỏng trên các mẫu chữ viết tay, thường được nhận diện bằng các nét mảnh và đường cong cách điệu như hình vẽ với hình dáng thường hơi nghiêng. Khi nhìn font Script người nhìn ấn tượng bởi sự phá cách, tự do cũng như cảm giác hoài cổ mà chúng mang lại. Tuy nhiên hạn chế của chúng chính là khá hạn chế trong các thiết kế dùng cho in ấn, bởi các nét uốn lượn và tỷ lệ phông chữ không đồng đều sẽ gây khó chịu cho mắt người xem.

Do đó, nó không đươc dùng phổ biến cho văn bản in ấn, chỉ nên sử dụng để tạo điểm nhấn trong đoạn văn bản ngắn, hay viết logo cho những thương hiệu muốn truyền tải sự năng động, phá bỏ mọi giới hạn như Coca-cola, Instagram, Cadillac, Ford… Những mẫu font phổ biến của Script có thể kể đến Brush Script, Kaufmann, Mistral…

Font Script

Font Handwritten

Đúng như cái tên của nó, Handwritten (font chữ viết tay) có cách thể hiện gần giống như với font Script, nhưng nó đơn giản, ít uốn lượn và cách điệu hơn font Script, do đó độ ứng dụng của nó cũng cao hơn. Bạn có thể truyền tải thông điệp sáng tạo, độc đáo thông qua phông này bằng cách áp dụng chúng lên áp phích, poster, banner hay logo. Đừng lo rằng nó sẽ lỗi thời bởi nghệ thuật chữ viết tay vốn không hề bị mai một. Handwritten là sự lựa chọn lý tưởng để thiết kế logo cho các thương hiệu thời trang, làm áp phích hơi hướng nghệ thuật, để thiết kế typography. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng chúng vì nếu quá lạm dụng thì khiến văn bản không có điểm nhấn.

Font Display

Display hay còn gọi là font Decorative có công dụng đúng như chính tên gọi của nó: dùng để trang trí, tạo điểm nhấn hay thể hiện phong cách mà các designer muốn thể hiện. Font này không có một quy chuẩn nào mà được thiết kế và tùy chỉnh hình dạng, kích thước, tỷ lệ sao cho phù hợp với mỗi ngành nghề hay từng loại nhu cầu riêng. Do đó, chúng chỉ có thể dùng để thiết kế logo, tạo điểm nổi bật trên poster, backdrop hay màn hình, tuy nhiên khi sử dụng cũng cần cân nhắc nếu không muốn gây rối mắt. Đây cũng là thể loại font có thể tạo ra trend nhiều nhất, và một số thương hiệu đang áp dụng font này rất tốt bao gồm: Fanta, Lego, Toys R’us, Disney,…

Lưu ý khi chọn font chữ phù hợp

Chọn font chữ để thiết kế cũng như chọn một bộ quần áo để đi dự sự kiện. Các nhà thiết kế luôn suy nghĩ làm sao để thể hiện rõ cá tính, phong cách bản thân hoặc bản chất thương hiệu, nhưng vẫn phải phù hợp với hoàn cảnh. Bạn không thể mặc bộ đồ hip-hop khi đi dự hội nghị, cũng như không thể sử dụng các font handwritten để thiết kế các ấn phẩm báo chí. Do đó, hãy chuẩn bị sẵn một bộ font cũng như giống một “tủ quần áo” để có thể ứng dụng cho nhiều trường hợp khác nhau. Nhưng hãy ghi nhớ rằng các bộ font bạn chọn phải có liên quan đến thương hiệu, logo. Ví dụ cụ thể, Myriad, Century, Gotham, DIN, Akzidenz Grotesk, Interstate là một bộ có thể kết hợp với nhau dành cho kiểu không chân.

Các font chữ phổ biến dùng trong thiết kế đồ họa

Nguyên tắc tương phản không chỉ có thể áp dụng cho các thiết kế hình học nguyên tắc cho việc kết hợp các kiểu chữ. Nếu tất cả các chữ đều có chân, thì người nhìn sẽ khó phân biệt đâu là ý chính của thiết kế đó, tương tự đếu tất cả các chữ đều cong, đều kiểu cách và uốn lượn thì sẽ rối mắt và gây tác dụng ngược lại. Đôi lúc, sự tương phản chính là một chút táo bạo nhưng đem lại hiệu quả rất lớn.

Chẳng hạn nếu muốn thiết kế bảng hiệu “Quán café Hoài Cổ”, tại sao không thử áp dụng các font Slab Serif cho cụm từ “Quán café” và các font thuộc Handwritten cho cụm từ “Hoài Cổ”? Một sự kết hợp tương phản đem lại hiệu ứng cao nhưng vẫn thể hiện đúng tinh thần của thiết kế.

Tổng kết

Nhìn chung, công thức cho việc chọn lựa và kết hợp các font chữ là “không có công thức chung”. Cũng giống như “nghệ thuật là không giới hạn”, sự sáng tạo trong thiết kế chưa bao giờ dừng ở việc phải tuân theo quy tắc này kia, mà nó phụ thuộc vào cá tính, độ cảm nghệ thuật và sự sáng tạo của mỗi designer. Chỉ cần việc sử dụng font chữ phải phù hợp với bối cảnh sử dụng, ý nghĩa ngôn từ… thì đừng ngần ngại thử nghiệm phong cách bạn thích, và thường xuyên thay đổi để có nhiều lựa chọn ưng ý.

Trên đây là những thông tin về các font chữ siêu đẹp cho nhà thiết kế đồ họa và những chia sẻ cần thiết dành cho những ai đang làm việc trong lĩnh vực này. Hy vọng chúng sẽ có ích cho bạn.

>>> Xem thêm: Những bộ gõ tiếng Việt tốt nhất, Download phiên bản VietKey 2007 full